Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

MẸO SỬ DỤNG MÁY GIẶT HIỆU QUẢ

Hướng dẫn sử dụng máy giặt đúng cách hiệu quả

Để sử dụng máy giặt trong gia đình hiệu quả và an toàn ĐIỆN LẠNH THANH TÙNG sẽ hướng dẫn sử dụng máy giặt đúng cách và hiệu quả, từ đó giúp bạn tiết kiệm chi phí cũng như sử dụng máy giặt được bền lâu hơn.

Chùi rửa lồng giặt trước khi cho quần áo vào
Thông thường, người dùng sẽ không bao giờ cọ rửa lồng giặt trước khi bắt đầu giặt mẻ quần áo mới. Thói quen này là điều kiện giúp cho nấm mốc và vi khuẩn trong các lỗ thoát nước, kẽ hở máy phát triển khi các cặn bẩn hoặc nước xà phòng còn kẹt lại bên trong.Vì vậy trước khi giặt, bạn nên rửa qua lồng giặt bằng nước hoặc dung dịch xà phòng loãng, sau đó mới cho quần áo vào giặt.
Sử dụng đúng lượng quần áo, bột giặt theo khuyến cáo
Lượng quần áo mỗi lần giặt cũng không được vượt quá khối lượng cho phép. Như vậy máy giặt sẽ không phải vận hành quá sức kéo theo sự hỏng hóc của một số bộ phận khác
Chỉ nên sử dụng lượng xà phòng vừa đủ cho mỗi mẻ giặt. Quá nhiều xà phòng không chỉ gây bít tắc các lỗ thoát nước trong lồng mà còn gây cặn bắm trên bề mặt vải vóc đồng thời ăn mòn các thớ vải ngay trong quá trình giặt nếu thành phần chứa hoạt chất bào mòn cao.
Không phải giặt ít là tiết kiệm điện
Mỗi lần giặt bạn nên giặt sao cho phù hợp với quy định của máy bởi khi bạn bỏ ít quần áo hơn so với quy định cũng không làm máy giặt tiêu thụ ít điện năng và nước.
Với máy giặt hiện đại sẽ có bộ cảm biến lượng quần áo giặt, điều chỉnh nước và điện sao cho phù hợp nhưng mức tiêu thụ điện, nước, thời gian. Tuy nhiên, để tiết kiệm điện, nước, bạn nên cho đầy lồng giặt theo khối lượng quy định của nhà sản xuất.
Mặt khác, khi giặt đầy lồng cũng như giặt theo quy định của nhà sản xuất bạn còn giúp bảo vệ động cơ, tránh hiện tượng rão hỏng hay mòn trục bi
Kiểm tra vật dụng trước kho cho quần áo vào
Trước khi cho quần áo vào máy giặt bạn hãy kiểm tra để đảm bảo là không bỏ quên các đồ vật bằng kim loại trong đồ giặt (như kẹp tóc, gim cài, tiền xu…) vì chúng sẽ gây ra tiếng kêu lạ, làm kẹt máy hoặc làm rách quần áo.Ngoài ra các vật dụng cũng có thể sẽ làm tắc nghẽn đường ống xả nước
Xà phòng dễ bám cặn ở các góc hộp
Các hộp chứa xà phòng, nước xả vải,…cũng phải làm sạch như vậy mới có thể ngăn chặn được dòng di chuyển của vi khuẩn theo nước xuống lồng giặt. Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng trong ngăn nhưng nếu bạn cho quá nhiều chúng sẽ bị trào ra ngoài và rửa sạch các góc hộp bằng bàn chải mềm, đảm bảo xà phòng cũ không còn đông két.
Cho máy giặt chạy thêm một lần không tải với nước sạch để chắc chắn rằng không còn cặn bẩn sót lại và lau khô bằng vải mềm, không được dùng bàn chải hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa.
Vệ sinh lồng giặt theo định kỳ 
Do phải hoạt động liên tục nên các bụi bẩn hoặc xơ vải từ quần áo có thể bít chặt các lỗ thoát nước xung quanh máy giặt. Để làm sạch chúng, bạn có thể dùng hóa chất tẩy rửa (Clo, nước javen,…) mua tại các cửa hàng siêu thị hoặc dùng dấm ăn, chanh.
Lồng máy giặt cửa trước
Nếu máy giặt của bạn có chương trình giặt nóng thì hãy hòa nước nóng với 2 chén hóa nước tẩy (cũng có thể là chanh, dấm ăn sẽ thân thiện môi trường hơn) và giặt không quần áo với chu trình dài nhất. Và cho máy giặt dừng giữa chừng một lúc để dung dịch có thể ngấm sâu vào các lỗ, kẽ trong lồng giặt sau đó giặt tiếp cho đến khi kết thúc.
Nếu không có chương trình giặt nóng, bạn có thể đổ nước nóng từ ngoài vào. Tuy nhiên phải kiểm tra xem lồng giặt có thể chịu được độ nóng bao nhiêu vì có loại lồng giặt làm bằng nhựa, bề mặt dễ bị biến dạng dưới tác động nhiệt hơn là kim loại.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC PHỤC VỤ TỐT NHẤT
HOTLINE: 0935.561.195
EMAIL: dienlanhthanhtungdn@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét